Những chiếc iPhone cũ ở thị trường Việt Nam có rất nhiều loại với nguồn gốc xuất xứ, mức giá, chất lượng sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy khi mua điện thoại iPhone cũ thì chúng ta sẽ cần kiểm tra kỹ để đảm bảo không bị hớ. Dưới đây Nam Anh MOBILE sẽ tổng hợp những hạng mục cần kiểm tra kỹ khi chọn mua iPhone cũ để các bạn cùng tham khảo nhé.
Cấp độ kiểm tra iPhone cũ
Những chiếc iPhone cũ có mức giá rẻ hơn khá nhiều nhưng khi mua thì sẽ tiềm ẩn những rủi ro về chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy khi chọn mua điện thoại iPhone cũ thì việc tự mình kiểm tra kỹ càng sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ máy hỏng hóc, hàng dựng, hàng bị thay thế linh kiện,…
Thực tế thì việc kiểm tra iPhone sẽ có nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó cấp độ kiểm tra bên ngoài và những tính năng, khả năng hoạt động của iPhone thì sẽ dễ thực hiện hơn. Ngoài ra còn cấp độ cao hơn nhưng đòi hỏi trình độ kỹ thuật để mở máy ra kiểm tra kỹ các linh kiện bên trong.
Cấp độ 1: Kiểm tra không mở máy (độ chính xác 90%)
Cấp độ đơn giản nhất khi kiểm tra để mua iPhone cũ là cấp độ 1. Ở cấp độ này chúng ta chỉ kiểm tra hình thức bên ngoài, những tính năng, khả năng hoạt động của iPhone. Sự thật mà nói thì nếu chỉ kiểm tra bên ngoài mà không mở máy ra sẽ rất khó để phát hiện được là iPhone Zin hay iPhone dựng.
Một chiếc máy iPhone cũ có thể có hình thức bên ngoài rất đẹp mắt nhưng linh kiện bên trong có thể đã qua sửa chữa hoặc thay thế. Chính vì vậy việc kiểm tra bên ngoài mà không mở máy ra nhiều khi chỉ mang lại sự yên tâm một phần cho người mua.
Thông thường khách hàng mua iPhone cũ thường chỉ có thể kiểm tra máy ở cấp độ 1. Chính vì vậy bài viết này sẽ tập trung hướng dẫn các bạn những kinh nghiệm để kiểm tra iPhone cũ ở cấp độ này.
Cấp độ 2: Mở máy để kiểm tra các linh kiện bên trong (độ chính xác 99%)
Để có thể xác định được một chiếc iPhone cũ còn Zin hay không thì việc mở máy ra và kiểm tra tình trạng của các linh kiện bên trong là rất cần thiết. Nếu không mở máy ra để kiểm tra bên trong thì không ai dám đảm bảo một chiếc iPhone cũ còn Zin hay không.
Sau khi mở máy ra thì người thợ kiểm tra máy cũng cần có kiến thức, kinh nghiệm thì mới có thể nhận biết được chiếc iPhone cũ đó có Zin hay không. Sự thật thì công nghệ dựng iPhone ngày nay ngày càng tinh vi nên những người thợ check iPhone cũng cần update kiến thức liên tục để có thể xác định được độ Zin của máy.
Ở cấp độ mở máy ra để kiểm tra linh kiện thường khó thực hiện hơn. Với người tiêu dùng thông thường thì sẽ rất khó để thực hiện được cấp độ kiểm tra này.
Chi tiết các bước test iPhone cũ
Để test iPhone cũ một cách kỹ càng nhất thì chúng ta sẽ cần liệt kê ra những tiêu chí cần kiểm tra. Dưới đây là bảng tổng hợp tất cả các tiêu chí cần kiểm tra khi chọn mua iPhone cũ:
STT | Tiêu chí kiểm tra | Mục tiêu kiểm tra |
1 | Kiểm tra ngoại hình của máy | Kiểm tra kỹ các vết xước trên bề mặt vỏ máy, kiểm tra màn hình trên nền đen trắng để đảm bảo không bị lỗi sọc màn hình. |
2 | Kiểm tra màn hình | Kiểm tra kỹ màn hình xem có bị vệt màu, loang màu, hay các vạch sọc màu nào không. Kiểm tra kỹ lưỡng xem màn hình iPhone là màn zin hay là màn đã qua thay thế, ép kính, đánh kính. |
3 | Kiểm tra màn hình cảm ứng | Kiểm tra toàn bộ màn hình cảm ứng của iPhone. Đảm bảo toàn bộ màn hình không có điểm nào bị chết cảm ứng. |
4 | Kiểm tra các phím chức năng | Kiểm tra các phím chức năng như phím tăng giảm âm lượng, phím bật chế độ rung, phím tắt màn hình, phím home xem có bị liệt, bị nghẹt không. |
5 | Kiểm tra iCloud ẩn trên iPhone | Kiểm tra xem máy đã đăng xuất nick iCloud cũ ra chưa. Những chiếc iPhone cũ bị dính hay bị ẩn iCloud thì không nên mua. |
6 | Kiểm tra mã IMEI | Mã IMEI trên vỏ máy và trong máy phải trùng nhau để tránh việc đánh tráo, thay vỏ iPhone, cũng như để biết được máy có phải là hàng chính hãng của Apple hay không. |
7 | Kiểm tra FaceID, TouchID | Cần kiểm tra kỹ Face ID, Touch ID để đảm bảo điện thoại iPhone cũ có thể vận hành tốt. |
8 | Kiểm tra cảm biến iPhone | Để kiểm tra cảm biến tiệm cận iPhone, bạn hãy thử dùng tay che đi phần cảm biến trên màn hình khi điện thoại đang ở chế độ gọi. |
9 | Kiểm tra pin của iPhone cũ | Kiểm tra xem dung lượng pin thực tế bao nhiêu %. Với những chiếc iPhone cũ đời sâu mà % pin quá cao (trên 95%) thì hãy nên mở máy để kiểm tra pin. |
10 | Kiểm tra hững tính năng cơ bản | Kiểm tra những tính năng cơ bản khi chọn mua iPhone cũ để đảm bảo máy có thể hoạt động tốt. |
1. Kiểm tra ngoại hình của máy
Ở cấp độ kiểm tra không mở máy thì việc kiểm tra về ngoại hình của máy là rất quan trọng. Ở bước kiểm tra này không chỉ đánh giá vẻ ngoài của một chiếc iPhone mà còn đánh giá được chiếc điện thoại đó bị rơi, va chạm nhiều hay ít.
Kiểm tra hình thức vỏ máy
Một chiếc điện thoại có vỏ Zin, chỉ trầy xước nhẹ thì sẽ đảm bảo hơn nhiều so với một chiếc điện thoại có vết xước cấn ở trên bề mặt vỏ máy. Những chiếc điện thoại có vỏ có vết xước cấn chứng tỏ nó bị rơi hoặc va đập khá mạnh và có thể ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ của các linh kiện bên trong.
Việc kiểm tra vỏ ngoài kỹ lưỡng sẽ giúp bạn đánh giá được xem liệu liệu chiếc iPhone cũ đó có xứng đáng với mức giá của nó không.
Ví dụ:
- Một chiếc iPhone củ gần như không có một vết xước nào trên vỏ thì được đánh giá là cũ đẹp 99% hoặc Like New.
- Nếu có một số vết xước nhỏ, phẩy nhẹ trên vỏ máy thì được gọi là cũ 98%.
- Trong khi đó nếu trên vỏ máy có vết xước cấn hằn sâu thì được đánh giá là cũ 90-95%.
Mức giá của iPhone cũ sẽ phụ thuộc khá nhiều vào ngoại hình của máy. Chính vì vậy việc kiểm tra ngoại hình máy một cách kỹ lưỡng sẽ đảm bảo bạn không bị hớ khi xuống tiền để mua iPhone cũ.
Lưu ý khi kiểm tra ngoại hình iPhone cũ
Nếu như bạn mua iPhone cũ mà thấy một chiếc máy có ngoại hình đẹp như mới, không tì vết mà mức giá rẻ thì hãy chú ý kiểm tra thật kỹ. Những chiếc máy có ngoại hình đẹp mà mức giá rẻ hơn thị trường thì có khả năng là một chiếc máy đã làm lại vỏ (sử dụng vỏ lô).
Với những chiếc máy “bất thường” như vậy thì lời khuyên là bạn hãy yêu cầu cửa hàng mở máy để kiểm tra linh kiện bên trong. Thường thì những chiếc máy có vỏ đẹp không tì vết mà có mức giá rẻ thì những linh kiện bên trong máy có thể đã qua sửa chữa hoặc thay thế.
Khi mở những chiếc máy vỏ đẹp “nghi là hàng dựng” ra thì thường sẽ thấy linh kiện ở bên trong máy có khá nhiều điểm bất thường. Bởi vì những chiếc máy vỏ đẹp giá rẻ thì thường những bộ phận quan trọng như main hay màn hình có thể đã gặp vấn đề phải sửa chữa, thay thế nên mức giá sẽ rẻ đi rất nhiều.
Để có thể kiểm tra được các linh kiện bên trong máy có còn Zin hay không thì sẽ cần rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ cố gắng viết một bài viết chi tiết hơn để chia sẻ kinh nghiệm nhận biết linh kiện iPhone cũ còn Zin hay không trong thời gian sắp tới.
2. Kiểm màn hình iPhone
Màn hình là bộ phận đắt giá thứ 2 của iPhone (giá chỉ thua main). Chính vì vậy kiểm tra thật kỹ màn hình để đảm bảo màn hình chiếc iPhone cũ bạn định mua không phải là màn thay thế hoặc chưa bị thay kính, ép kính, đánh kính, không bị liệt cảm ứng, không bị sọc màn, xanh màn, trắng màn,…
Kiểm tra kính
Hãy nhìn thật kỹ màn hình ở các góc cạnh khác nhau để xem có sự xuất hiện của các “vết bất thường” nào không. Nếu ẩn dưới bề mặt kính màn hình có các vết bất thường thì rất có thể màn hình đã bị ép kính, đánh kính (màn hình không còn Zin).
Kiểm tra lỗi sọc màn
Bị sọc màn là một lỗi khá phổ biến thường gặp ở màn hình điện thoại iPhone. Lỗi sọc màn hình trên iPhone sẽ khiến màn hình bị loang hay bị sọc màu nhỏ. Lỗi sọc màn hình này thường rất khó nhìn nhưng rất dễ bị loang ra các vết to hơn, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và công năng sử dụng sau này.
Để phát hiện được lỗi sọc màn hình iPhone thì bạn chỉ cần tải một ảnh nền màu đen và một ảnh nền màu trắng. Sau đó, bạn để ảnh ở chế độ toàn màn hình và kiểm tra kỹ màn hình từ trên xuống dưới, từ trái qua phải để xem có điểm nào bất thường không.
Mẹo test màn hình iPhone Zin
Màn hình là một bộ phận rất quan trọng, có giá trị cao của iPhone. Chính vì vậy hãy chú ý kiểm tra thật kỹ để đảm bảo bạn có thể mua được một chiếc iPhone cũ với màn hình Zin theo máy. Việc kiểm tra màn hình iPhone zin sẽ giúp bạn tránh mua phải những chiếc máy đã bị thay màn, ép kính, đánh kính.
Bởi vì màn hình zin iPhone thường được phủ một lớp nano mỏng trên bề mặt nên bạn có thể kiểm tra dễ dàng bằng một số cách dưới đây:
Bạn có thể kiểm tra màn hình iPhone zin bằng cách nhỏ một giọt nước lên bề mặt màn hình. Nếu giọt nước đó có bị loang ra thì màn hình đó là màn dựng. Nếu giọt nước lăn một cách dễ dàng mà không bị dính trên mặt kính thì thường đó là màn hình zin.
Bạn cũng cần kiểm tra xem mình hình điện thoại iPhone còn zin không bằng cách lấy một đoạn băng dính trong suốt dán lên màn hình iPhone. Nếu băng dính dán lên màn hình không được chắc và không được dính vào hình thì có khả năng đó là màn hình chính hãng, màn hình zin, chưa được thay thế. Ngược lại, nếu băng dính dán lên mà bạn cảm thấy chúng dán rất khớp, rất dính thì khả năng cao đó là màn hình đã bị thay.
Note: Ở thời điểm 2024 đó có công nghệ làm màn hình iPhone dựng có phủ lớp nano chống nước. Chính vì vậy cách thức kiểm tra ở trên chỉ là một biện pháp tham khảo. Hãy tìm hiểu thêm cách kiểm tra bên trong máy để xác định màn hình iPhone còn zin hay không.
3. Kiểm tra cảm ứng màn hình
Màn hình cảm ứng là một bộ phận cực kỳ quan trọng với những chiếc smartphone như iPhone. Chính vì vậy kiểm tra màn hình cảm ứng là một bước cực kỳ quan trọng khi chọn mua iPhone cũ.
Bạn có thể kiểm tra màn hình cảm ứng iPhone một cách dễ dàng bằng cách ấn và giữ một ứng dụng bất kì trên iPhone sau đó di chuyển chúng khắp các vị trí trên màn hình.
Nếu ứng dụng đó được di chuyển rất mượt mà cùng với ngón tay của bạn thì màn hình cảm ứng iPhone của bạn vẫn còn rất tốt, nhưng nếu ứng dụng ấy bị khựng lại hoặc tự trôi về vị trí mặc định ban đầu thì có khả năng vị trí đó đã bị hỏng cảm ứng.
4. Kiểm tra các phím chức năng
Khi mua iPhone cũ thì các bạn cần kiểm tra kỹ các phím chức năng của iPhone. Những chiếc iPhone sau khi trải qua một thời gian sử dụng thì các phím chức năng như phím tăng giảm âm lượng, phím bật chế độ rung, phím tắt màn hình, phím home có thể sẽ bị liệt, bị nghẹt.
Đặc biệt là với các dòng điện thoại iPhone cũ đời sâu thì bạn càng phải kiểm tra các phím chức năng một cách kỹ càng hơn. Hãy đảm bảo những nút chức năng không bị lệch, dễ ấn, phản hồi chức năng tốt.
Với những điện thoại iPhone sử dụng nút Home, bên cạnh kiểm tra độ nhạy, bạn cần kiểm tra xem nó có thể dùng được vân tay không. Nếu có thể mở được bằng vân tay thì đó là hàng chuẩn, còn nếu không sử dụng được chứng tỏ là nút Home đã được thay thế.
5. Kiểm tra iCloud ẩn trên iPhone
iCloud là dịch vụ của Apple được phát triển để giúp đồng bộ hóa dữ liệu như tin nhắn, hình ảnh,… giữa các thiết bị sử dụng iOS với nhau. iCloud còn có một tính năng đặc biệt khác là Find My iPhone nhằm hạn chế người dùng mua hoặc sử dụng những thiết bị iPhone bị đánh cắp.
Với những chiếc điện thoại iPhone cũ thì vẫn có những máy là hàng đánh cắp đã bị ẩn iCloud. Khi iCloud bị ẩn, iPhone vẫn có thể sử dụng bình thường nhưng có một số vấn đề sau:
- Bạn sẽ không thể truy nhập các tính năng của iCloud trên iPhone bị dính iCloud ẩn.
- Bạn không thể khôi phục cài đặt gốc hay cập nhật phần mềm. Nếu bạn cố gắng thực hiện các hoạt động đó, iPhone sẽ về trạng thái chờ. Bạn sẽ phải đăng nhập đúng tài khoản iCloud cũ để tiếp tục sử dụng.
- Chủ sở hữu iCloud cũ có thể nhìn thấy các dữ liệu như ảnh, video hay dữ liệu cá nhân khi bạn sử dụng iPhone bị dính iCloud ẩn.
- iPhone bị dính iCloud ẩn có thể bị khóa bất cứ lúc nào bởi chủ tài khoản iCloud cũ.
Cách kiểm tra iCloud ẩn đơn giản nhất
Để kiểm tra iCloud, bạn hãy sử dụng tính năng khôi phục cài đặt gốc iPhone bằng cách:
Bước 1: Vào Cài đặt > Chọn Cài đặt chung.
Bước 2: Chọn Đặt lại > Nhấn vào Xóa tất cả nội dung và cài đặt > Lựa chọn Sao lưu rồi xóa hoặc Xóa bây giờ.
– Sao lưu hoặc xóa: Dữ liệu trên iPhone của bạn sẽ được lưu lại trên iCloud.
– Xóa bây giờ: Xóa ngay mà không cập nhật bản sao lưu. Như vậy, dữ liệu của bạn có thể bị mất.
Nếu bạn muốn kiểm tra iCloud ẩn thì hãy yêu cầu các cửa hàng bán điện thoại thực hiện tính năng khôi phục cài đặt gốc iPhone. Nếu như cửa hàng không cho phép bạn làm điều đó thì chứng tỏ chiếc máy đó đã bị dính iCloud ẩn.
6. Kiểm tra IMEI iPhone
IMEI (International Mobile Equipment Identity) là mã số nhận dạng điện thoại quốc tế gồm một dãy có 15 số và có tính độc nhất (mỗi điện thoại sẽ có một mã IMEI khác nhau, không có điện thoại nào có mã IMEI giống nhau).
Việc kiểm tra IMEI khi mua iPhone cũ sẽ giúp đảm bảo chiếc iPhone bạn sắp mua chưa bị thay vỏ. Ngoài ra IMEI cũng giúp ta biết được chiếc máy iPhone đó có phải hàng chính hãng không, điện thoại của bạn có xuất xứ từ đâu, thông số điện thoại có đúng như người bán hàng cung cấp không.
Để kiểm tra IMEI trên iPhone, bạn sẽ cần kiểm tra mã IMEI ở 2 vị trí, đó là:
- Mã IMEI được in trên vỏ máy
- Mã IMEI ở trong điện thoại iPhone
Bạn cần đảm bảo được mã IMEI ở 2 vị trí đó phải trùng nhau.
Để biết được mã IEMI ở trong điện thoại bạn có thể thực hiện 2 cách dưới đây:
Cách 1: Kiểm tra mã IMEI qua thông tin trong máy
Bạn mở Cài đặt, chọn Cài đặt chung, ấn chọn Giới thiệu và kéo tìm mã số IMEI.
Cách 2: Gọi điện thoại cho tổng đài để nhận mã số IMEI
Mở ứng dụng Gọi điện thoại, ấn chọn phần nhập số, gõ *#06#.
7. Kiểm tra Face ID, Touch ID
Face ID và Touch ID đều là những tính năng quan trọng giúp tăng cường khả năng bảo mật của iPhone. Những chiếc iPhone cũ rất hay bị mất Face ID hoặc Touch ID do lỗi vật lý. Chính vì vậy việc kiểm tra Face ID, Touch ID sẽ giúp đảm bảo chiếc iPhone cũ có thể hoạt động tốt trong quá trình sử dụng.
Bạn có thể kiểm tra Face ID, Touch ID một cách dễ dàng qua hướng dẫn dưới đây:
Đối với Face ID:
- Vào Cài đặt (Settings) trên iPhone.
- Chọn mục Face ID & Passcode hoặc Face ID & Passcode.
- Nhập mật khẩu nếu được yêu cầu.
- Chọn Tùy chỉnh khuôn mặt (Customize Face) hoặc Thêm khuôn mặt (Set Up Face ID).
- Đặt khuôn mặt của bạn trong khung hình trên màn hình.
- Di chuyển khuôn mặt từ trái sang phải hoặc làm các chuyển động nhẹ để iPhone có thể nhận dạng khuôn mặt của bạn từ nhiều góc độ.
- Đợi cho đến khi iPhone nhận dạng và lưu khuôn mặt thành công.
- Thử mở khóa iPhone bằng Face ID để đảm bảo rằng nó hoạt động một cách chính xác.
Đối với Touch ID:
- Vào Cài đặt (Settings) trên iPhone.
- Chọn mục Face ID & Passcode hoặc Touch ID & Passcode.
- Nhập mật khẩu nếu được yêu cầu.
- Chọn Tùy chỉnh vân tay (Customize Fingerprint) hoặc Thêm vân tay (Add a Fingerprint).
- Đặt ngón tay lên nút Home (đối với iPhone có Touch ID) hoặc nút Power (đối với iPhone có Touch ID trên nút nguồn).
- Đợi cho đến khi iPhone nhận dạng và lưu vân tay thành công.
- Thử mở khóa iPhone bằng Touch ID để đảm bảo rằng nó hoạt động một cách chính xác.
- thêm và hoạt được hay không.
8. Kiểm tra cảm biến tiệm cận iPhone
Cảm biến tiệm cận trên iPhone là bộ cảm biến có những vai trò quan trọng dưới đây:
- Bật, tắt màn hình điện thoại dựa theo hành động của người dùng.
- Tiếp nhận cuộc gọi và tắt màn hình khi người dùng đang nghe điện thoại để tránh thao tác nhầm trên màn hình.
- Khóa và mở khóa màn hình.
- Kiểm soát các trình phát nhạc.
Bộ cảm biến tiệm cận của iPhone được đặt ở khu vực tai thỏ phía trên nên rất hay bị lỗi khi điện thoại rơi, va chạm mạnh. Chính vì vậy khi chọn mua iPhone cũ thì bạn cần chú ý kiểm tra cảm biến tiệm cận iPhone xem có bị lỗi không.
Để kiểm tra cảm biến tiệm cận iPhone, bạn hãy thử dùng tay che đi phần cảm biến trên màn hình khi điện thoại đang ở chế độ gọi. Nếu màn hình tắt đi, bạn mở tay ra mà màn hình trở lại bình thường thì có nghĩa là cảm biến của chiếc iPhone đó vẫn hoạt động tốt.
9. Kiểm tra pin của iPhone
Pin là một linh kiện tiêu hao có thể thay thế của iPhone. Tuy nhiên viên pin Zin của nhà sản xuất Apple vẫn luôn có chất lượng vượt trội hơn so với những viên pin thay thế khác.
Khi bạn mua điện thoại iPhone cũ thì dung lượng của pin Zin có thể bị giảm xuống chỉ còn khoảng 8x hoặc 9x. Điện thoại iPhone cũ sử dụng pin zin mà có dung lượng pin cao chứng tỏ được sử dụng rất ít. Ngược lại nếu iPhone cũ có dung lượng pin của pin zin thấp thì chứng tỏ chiếc điện thoại đó được sử dụng nhiều.
Có nhiều cửa hàng bán điện thoại vì muốn tăng lợi nhuận có thể sẽ thay viên pin giá rẻ để nâng % pin lên (nhằm bán được giá cao). Nếu như bạn mua iPhone cũ đời thấp mà thấy viên phin có dung lượng lên đến 95-100% thì rất có thể chiếc iPhone đó đã được thay pin.
Thông thường dung lượng pin của iPhone cũ rất khó để kiểm tra chính xác nếu không mở máy ra. Bạn chỉ có thể kiểm tra xem pin của iPhone cũ có còn zin hay không bằng cách mở máy ra. Viên pin zin của Apple có độ hoàn thiện rất cao nên cũng có nhiều khác biệt dễ nhận thấy khi so sánh với những viên pin thay thế.
10. Kiểm tra các tính năng cơ bản của iPhone
Ngoài những tính năng quan trọng thì bạn cũng nên kiểm tra những tính năng cơ bản khác của iPhone có thể kể đến như:
- Lắp SIM để thử gọi hoặc nhận cuộc gọi cũng như kiểm tra chất lượng loa thoại.
- Bật nhạc hoặc video để kiểm tra tình trạng của loa ngoài iPhone.
- Kiểm tra chất lượng chụp ảnh của camera, nếu máy ảnh còn tự động lấy nét được, thì camera đó có khả năng hoạt động vẫn còn rất tốt.
- Cắm các phụ kiện khác của iPhone như: Cáp sạc, củ sạc, tai nghe,… xem có hoạt động bình thường hay không.
- Kiểm tra xem iPhone có thể kết nối tốt với các phụ kiện khác không như tai nghe, bluetooth…
Lời kết: Trên đây Nam Anh MOBILE đã hướng dẫn kiểm tra iPhone cũ trước khi mua. Hy vọng chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể chọn mua iPhone cũ một cách tự tin hơn. Để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi mua iPhone cũ thì nên chọn mua tại các cửa hàng bán iPhone cũ uy tín. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ hoặc để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ trả lời ngay nhé.